Challenges are what make life interesting;Overcoming them is what make life meaningful.

"Challenges are what make life interesting;Overcoming them is what make life meaningful"

30/10/10

How do you know if you really like someone?


LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MÌNH THỰC SỰ CÓ THÍCH NGƯỜI ĐÓ KHÔNG?
Một chuyên đề speaking ngoại khóa được các bạn học viên thảo luận ngày 28/10/2010, cả lớp nhất trí thảo luận về chủ đề " LOVE TOPIC" để luyện kỹ năng nghe nói của mình thông qua sự hướng dẫn của GV Đặng Lê Phương, quý bạn theo doic về cách hành văn của họ nhé.

Discuss on 28, October, 2010 by Interpreter Class A10
guided by lecturer Dang Le Phuong.
----------------------------------------------------------
                                 How do you know if you really like someone?
DLP : We've all met those who we're attracted to for one reason or another, maybe even a few reasons...

But how do you KNOW if you like them?  Are there any signs you look for or reactions, behavior, physiology?
You know--your heart skipping a beat--that sort of thing...? 

Mr. Nghia A10 says : : You feel a certain lightness, everything falls into place, whether he/she is around or not. You feel beautiful, special, "in the zone".I read this quote in Obama's book last night and marked it because I like it: "...and perhaps that's how any love begins, impulses and cloudy images that allow us to break across our solitude, and then, if we're lucky, are finally transformed into something firmer." 

Mr.Thu A10 says :
I can't eat or sleep in their presence....

Fortunately the nervousness goes away after a little while 

Thanh ThienA10 says :: I pee my pants. 
Huu Nhân A10 says :;
I get this intense feeling in my stomach. Somewhere between a sharp pain and a low rumble. Then I realize that I skipped breakfast and that feeling is my stomach telling me to eat. I guess I would mumble a lot more.
Hong Loan A10 says: 
Being a *GEM*ini...I am a HUGE flirt and usually have no problem flirting shamelessly with man, woman, or child but when it comes to someone I am seriously into....I become SHY AND completely TONGUE TIED! It seems like I am at a lost for words and not one intelligible thing comes from my mouth! 

Hoàng Minh A10 says ::
I get that fluttery feeling with almost every cute girl I meet... then it goes away after a couple weeks.   I know I like someone when I actually want to spend time with them other than between the sheets. 

Bao Hân A10 says: most Gemini's i know are NEVER tongue tied. it's like they always know how to react to people-- especially the ones they like.

for me- i know i like someone when i can't get them out of my mind. then i start thinking of all the fun things we could do- from having dinner, walking around the city, watching each other laugh/giggle, smiling continuously, and yes... even the stuff behind closed doors. so what if i'm a lil freak? lol. you see- i don't do this with most crushes. crushes- i just lust and talk about with the general public... but it's all out of fun and no pursuing. i never think too much of them. however, if it's a serious "LIKING" situation... i can't function without having to listen to their voice. i blush like a china doll. =)

the funny thing is- i give a lot of signals to those i like. i may be a seductress and intimidating sometimes- but to those whom strike my fancy... they will obviously know it. i make it clear. unfortunately- some people don't know how to respond or don't respond at all. oh well- i'm not dying over it. moving on!!! 

Anh Tuấn A10 A10 says :
i know it's cliche, but i know when i get those sickening butterflies in the stomach.
i've met a number of nice, attractive guys.. but for me, the jumpy feeling in the stomach indicates chemistry.

24/10/10

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN?



HOW TO IMPROVE STUDENTS’ ENGLISH SPEAKING SKILL?


HỒ MINH THU
Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng


TÓM TẮT

Kỹ năng nói tiếng Anh là một trong những kỹ năng ngôn ngữ quan trọng nhất, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, kỹ năng nói của sinh viên nói chung và của sinh viên các khối ngành kinh tế và kỹ thuật nói riêng còn rất hạn chế. Để phần nào khắc phục những yếu điểm này bài báo sẽ đề cập đến thực trạng của việc học tiếng Anh trong sinh viên đồng thời đưa ra những đề xuất gợi ý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

ABSTRACT

English speaking skill is one of the most important language skills, especially in work environment. However, speaking skill of students in general and of students of economics and technical engineering in particular is not good enough. In order to overcome this weakness, the article mentions present situations of learning English and makes suggestions on effective teaching and learning.


1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tiếng Anh trở thành một phương tiện thật sự cần thiết; trong thị trường lao động, một ứng viên với một trình độ chuyên môn vững vàng cộng với việc sử dụng tiếng Anh lưu loát luôn tạo được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng. Kỹ năng tiếng Anh tốt giúp các ứng viên có được một ưu thế vượt trội hơn so với những người có cùng trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là hiện nay kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên sau khi ra trường, đặc biệt là kỹ năng nói, còn rất kém, không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thực trạng này cũng đã được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây. Điều đáng quan tâm là tại sao sinh viên không đạt được những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết mặc dù họ đã được học tiếng Anh từ rất sớm. Để có thể tìm hiểu được nguyên nhân sâu xa của vấn đề này cần phải có một nghiên cứu quy mô trên diện rộng. Trong khuôn khổ cho phép của bài báo và với những trăn trở của người thầy, người viết xin mạnh dạn đề cập đến thực trạng dạy và học tiếng Anh nói chung và việc rèn luyện kỹ năng nói cho sinh viên nói riêng, đồng thời qua đó đưa ra một số đề xuất giúp nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

2. Thực trạng về năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ
Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Kinh tế là hai trường có số lượng sinh viên học tiếng Anh đông nhất so với các trường thành viên khác của Đại học Đà Nẵng. Theo một số kết quả điều tra gần đây được thực hiện tại hai trường này thì có khoảng 70% sinh viên đã được học tiếng Anh từ 7 năm trở lên; 26% sinh viên đã học tiếng Anh hệ 3 năm; chỉ có khoảng 4% sinh viên chưa biết tiếng Anh. Trong số những sinh viên đã biết tiếng Anh, số sinh viên đã có chứng chỉ tiếng Anh (ở các trình độ A, B, C…) đạt 30 – 40%. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát tiếng Anh đầu năm đối với sinh viên hai trường Đại học Bách khoa và Đại học Kinh tế hai năm trở lại đây cho thấy một thực trạng là lượng kiến thức sinh viên tích luỹ được không tương xứng với thời lượng tiếng Anh mà sinh viên đã được học ở phổ thông hay ở các trung tâm ngoại ngữ. Lỗ hổng kiến thức của sinh viên là tương đối lớn (ngoại trừ một số ít sinh viên, 32%, có kiến thức tiếng Anh vững vàng), các kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên còn rất hạn chế, đặc biệt là các kỹ năng nghe và nói: khả năng nghe để nắm bắt thông tin của phần lớn sinh viên là dưới mức trung bình; nhiều sinh viên thậm chí không hiểu cả những khẩu lệnh đơn giản và thông thường của giáo viên. Đại bộ phận sinh viên (67%) không có thói quen hoặc không thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh.
Trong những giờ tiếng Anh, đặc biệt là vào những giờ thực hành nói, rất ít sinh viên (chỉ khoảng 20-25%) có thể thực hiện các hoạt động theo cặp (pair work), theo nhóm (group work) một cách nhuần nhuyễn với những ý tưởng sáng tạo. Số còn lại chỉ thực hành một cách rập khuôn và thường phải có sự hỗ trợ của những bài đối thoại hay những bài viết đã soạn sẵn (nhìn vào bài soạn sẵn để đọc).
Phần lớn sinh viên (72%) phát âm còn chưa chuẩn, đặc biệt là việc phát âm các âm cuối chưa được sinh viên coi trọng.

3. Thực trạng về việc học tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ
Sự thành bại của sinh viên trong học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó ba yếu tố quan trọng nhất là động cơ học tập, thái độ học tập và chiến lược học.
3.1. Động cơ học tập
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm động cơ, theo Harmer (1991), động cơ là sự nỗ lực nội tại khuyến khích một người theo đuổi một tiến trình hành động. Nếu chúng ta nhận thấy được một mục tiêu nào đó và nếu mục tiêu đó đủ sức hấp dẫn, chúng ta sẽ có động cơ thúc đẩy để đạt được mục tiêu đó.
Xét về động cơ học tập của người học, Cole và Chan (1994) đề cập đến hai động cơ chính: động cơ bên ngoài (extrinsic motivation) và động cơ bên trong (intrinsic motivation). Động cơ bên ngoài liên quan đến những yếu tố bên ngoài lớp học. Những yếu tố bên ngoài lớp học chính là sức lôi cuốn, hấp dẫn của nền văn hoá của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó. Người học mong muốn tìm hiểu nền văn hoá đó và hội nhập vào nền văn hoá đó. Những yếu tố bên ngoài lớp học còn là nhu cầu sử dụng ngoại ngữ như ngôn ngữ thứ hai để đạt được một mục tiêu nào đó như xin việc làm, tăng lương, thăng tiến, …
Đối với sinh viên Đại học Đà Nẵng, thường là sinh viên Trường Đại học Bách khoa, động cơ bên ngoài này chính là cố gắng học thật tốt môn tiếng Anh để có cơ hội đi du học ở nước ngoài. Trong thực tế giảng dạy tại Đại học Đà Nẵng, người viết nhận thấy một khi đã có động cơ học tập tốt như vậy, số sinh viên này học trội hơn hẳn so với các bạn cùng lớp. Với họ, những kiến thức tích luỹ được ở trường dường như là chưa đủ, họ luôn muốn đặt mình vào những môi trường đầy thử thách hơn nữa. Đây cũng chính là lý do khiến một số rất ít sinh viên đã tham gia vào các khoá học luyện thi TOEIC, IELTS hay TOEFL và họ đã tự khẳng định được mình.
Một bộ phận không nhỏ sinh viên (54%) cũng đã từng xác định được mục tiêu học tập của mình là để có thể tìm được một chỗ làm tốt trong tương lai nhưng do một số yếu tố chủ quan cũng như khách quan họ đã không đạt được mục tiêu đề ra.
Ngược lại với động cơ bên ngoài, động cơ bên trong liên quan đến những yếu tố bên trong lớp học. Theo Cole và Chan (1994), động cơ này đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định thái độ học tập của sinh viên. Một sinh viên không có động cơ bên ngoài vẫn có thể có một thái độ học tập tích cực và đạt kết quả tốt trong học tập. Động cơ bên trong bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố chính: một là điều kiện vật chất của lớp học, trang thiết bị dạy và học, môi trường xung quanh và quy mô lớp học; hai là phương pháp giảng dạy, một yếu tố quyết định đối với sự yêu thích môn học của sinh viên; ba là tính cách, kiến thức và sự nhiệt tình của giáo viên, những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn đối với sinh viên; bốn là sự thành bại của bản thân sinh viên trong học tập.
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, phần lớn sinh viên (64%) chưa có động cơ học tập đúng đắn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này liên quan đến các yếu tố hình thành nên động cơ bên trong của sinh viên:
-          Điều kiện vật chất của lớp học chưa được tốt lắm: nhiều phòng học phải chịu nắng nóng (nắng chiếu vào đến nửa lớp) vào mùa hè; chịu tiếng ồn (đối với những phòng học lợp mái tôn) vào mùa mưa…
-          Trang thiết bị dạy và học còn nghèo nàn chưa đáp ứng được với nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Tại các trường thành viên, giáo viên giảng dạy tiếng Anh chủ yếu chỉ được trang bị máy cassette loại thường, chất lượng không tốt, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học.
-          Quy mô lớp học: còn tồn tại những lớp học quá đông sinh viên (45-65 sinh viên), không phù hợp với các lớp học ngoại ngữ, khiến sinh viên ít có cơ hội rèn luyện kỹ năng.
-          Phương pháp giảng dạy vẫn còn mang đậm tính truyền thống: chủ yếu dựa vào giáo trình, phấn, bảng.
-          Kết quả học tập chưa cao khiến cho sinh viên không có động cơ học tập tốt.
3.2. Thái độ học tập
Một yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến sự thành đạt của người học đó là thái độ của chính người học. Gardner và Lambert (1972) định nghĩa thái độ là sự bền bỉ mà người học thể hiện để theo đuổi một mục tiêu. Trong khi đó theo Brown (1980), thái độ là niềm tin của người học đối với cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó và nền văn hoá của họ. Thái độ học tập có mối liên hệ mật thiết đối với động cơ học tập. Thái độ đối với việc học ngoại ngữ là một yếu tố thúc đẩy người học cố gắng hết sức mình để đạt được mục đích. Ngược lại, động cơ ảnh hưởng đến thái độ của người học. Những người học có động cơ bên ngoài hoặc bên trong sẽ có thái độ học tập tích cực hơn những người không có động cơ hay những người xem việc học là nhiệm vụ bắt buộc.
Tại các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng, nhiều sinh viên (31%) học tiếng Anh với tâm lý bị ép buộc; không thoải mái. Họ học tiếng Anh bởi vì đây là một môn học bắt buộc trong chương trình. Chính vì chưa có động cơ học tập đúng đắn nên nhiều sinh viên Bách khoa cũng như sinh viên Kinh tế thường có thái độ học “đối phó”: sử dụng những đáp án có sẵn từ giáo trình hay từ vở mượn của các lớp học trước; trong giờ học thường không chú ý nghe giảng, không hợp tác với bạn cùng cặp, cùng nhóm và khi được yêu cầu thực hiện một hoạt động nào đó thì lại “cầu cứu” bạn hoặc yêu cầu sự giúp đỡ từ phía giáo viên… Đôi khi nhiều sinh viên còn tỏ thái độ “bất hợp tác”: không chuẩn bị bài trước, không tham gia vào các hoạt động giao tiếp tại lớp; hay tìm lý do để nghỉ học hoặc đi học muộn
3.3. Chiến lược học
Trong khi những sinh viên giỏi có thể tự học ngoại ngữ rất tốt thì những sinh viên yếu kém chủ yếu phụ thuộc vào giáo viên và hầu như không thể tự xoay xở được.
Theo Oxford (1990), chiến lược học là những hành động cụ thể mà người học thực hiện để việc học của họ dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, đầy hứng thú hơn, hiệu quả hơn và có thể dễ dàng thích ứng với tình huống mới hơn.
Theo O’Mally và Chamot (1990), chiến lược học có hiệu quả bao gồm việc lên kế hoạch học tập, giám sát việc học và đánh giá công việc đã làm. Chiến lược học còn bao gồm việc nhận thức được các cách xử lý việc học như là viết ghi chú, sử dụng từ điển và các nguồn khác. Đó còn là sự tương tác với bạn cùng nhóm, cùng cặp hay cùng lớp trong các hoạt động giao tiếp tại lớp.  
Một sinh viên muốn đạt kết quả cao trong học tập không chỉ có động cơ học tập đúng đắn và thái độ học tập tích cực mà còn phải có chiến lược học đúng. Đây chính là lý do vì sao nhiều sinh viên yêu thích tiếng Anh, đầu tư nhiều thời gian cho việc học tiếng Anh nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn.
Thực tế quan sát việc học tiếng Anh của sinh viên cho thấy phần lớn sinh viên chưa có cách học hiệu quả:
-          Soạn bài: sinh viên chủ yếu soạn nghĩa từ vựng, bỏ qua phần phát âm, cấu trúc và chưa có thói quen chuẩn bị các ý tưởng cho các tình huống cũng như các chủ đề nói, do đó ở lớp sinh viên không thể đáp ứng được ngay các yêu cầu của giáo viên, hiệu quả thực hành không cao.
-          Học từ vựng: sinh viên thường có thói quen học từ vựng theo kiểu học từ đơn lẻ, viết đi viết lại từ đó nhiều lần mà chưa có thói quen hoặc không biết cách học từ trong ngữ cảnh hay trong cách kết hợp với các từ khác. Cách học này mất nhiều thời gian mà hiệu quả nhớ từ rất hạn chế. Mặt khác, sinh viên lại không biết cách sử dụng từ cũng như sắp xếp từ theo một trật tự logic.
-          Hoạt động giao tiếp tại lớp: Các hoạt động giao tiếp tại lớp thường được sinh viên tiến hành như sau:
·        Nhận đề tài / tình huống
·        Đưa ra ý tưởng bằng tiếng Việt
·        Dịch ý tưởng sang tiếng Anh
·        Viết các ý tưởng / câu thoại ra giấy
·        Nhìn vào bài đối thoại hay bài thảo luận đã soạn sẵn để đọc.
Với cách chuẩn bị và thực hành các hoạt động giao tiếp như vậy, sinh viên phải mất rất nhiều thời gian tại lớp, làm ảnh hưởng chung đến thời lượng quy định cho bài học. Ngoài ra, điều này sẽ làm mất đi độ nhanh nhạy cũng như phản ứng của sinh viên, làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy bằng tiếng Anh của sinh viên.
Tóm lại, động cơ, thái độ và chiến lược học có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác động lớn đến quá trình học nói chung và quá trình rèn luyện kỹ năng nói của sinh viên nói riêng. Khi sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, họ sẽ có thái độ học tập tích cực. Từ đó, họ có thể tìm cho mình một chiến lược học có hiệu quả, đem lại kết quả cao. Một khi đã đạt được kết quả như mong đợi, sinh viên sẽ cảm thấy phấn khởi hơn, yêu thích môn học hơn, thái độ học tập sẽ tốt hơn. Như vậy, sinh viên sẽ cố gắng hết sức mình để đạt được mục tiêu đề ra. 

4. Những đề xuất và kiến nghị
4.1. Đối với giáo viên
-          Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ và chiến lược học của sinh viên; giúp sinh viên đánh giá đúng đắn sự cần thiết của tiếng Anh cho tương lai của sinh viên để từ đó sinh viên có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực, chiến lược học có hiệu quả.
-          Hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên những cách học hiệu quả giúp sinh viên cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tiếng Anh (cách soạn bài, cách học từ vựng, vận dụng từ mới vào tình huống, học cách phát âm đúng, cách sử dụng cấu trúc, sắp xếp từ, sắp xếp ý tưởng…)
-          Không gây áp lực học đối với sinh viên yếu, sinh viên lười học. Thay vào đó động viên, khuyến khích để sinh viên tự giác học.
-          Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và phù hợp với từng nhóm sinh viên.
-          Có chế độ thưởng phạt công bằng để sinh viên có căn cứ tự đánh giá mức độ cố gắng và sự tiến bộ của chính mình, tạo quyết tâm học tập cho sinh viên.
-          Đánh giá đúng thực lực của sinh viên để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp; yêu cầu quá thấp đối với sinh viên khá, giỏi sẽ khiến cho sinh viên cảm thấy nhàm chán và sẽ không có ý chí phấn đấu vươn lên nữa; yêu cầu quá cao đối với sinh viên yếu sẽ đánh mất sự tự tin của sinh viên, làm giảm sút sự hứng thú của sinh viên.
-          Khuyến khích sinh viên hạn chế việc sử dụng tiếng Việt trong giờ học; hạn chế viết trong những giờ thực hành nói.
-          Tạo sự tự tin cho sinh viên trong giao tiếp: không nên đặt nặng vấn đề phải nói đúng ngữ pháp khiến sinh viên cảm thấy e ngại. Thay vào đó, khuyến khích sinh viên cố gắng diễn đạt ý tưởng, diễn đạt những gì mình muốn nói.
4.2. Đối với sinh viên
-          Xác định cho mình một động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chiến lược học phù hợp để nâng cao chất lượng học.
-          Thay đổi lại phương pháp học tiếng Anh cho phù hợp với yêu cầu mới.
-          Tích cực tham gia vào các hoạt động tại lớp; tận dụng thời gian ở lớp để thực hành giao tiếp với các bạn cùng lớp, hạn chế các hoạt động viết (chỉ viết những gì thực sự cần thiết).
-          Luôn tìm mọi cơ hội để có thể giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh, tạo phản ứng nhanh nhạy.
-          Tạo thói quen tư duy bằng tiếng Anh, hạn chế việc chuyển đổi ý tưởng từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
-          Luyện tập phát âm chuẩn, nói lưu loát. Đây chính là một trong những yếu tố quyết định sự tự tin của người học.
4.3. Đối với nhà trường
-          Quan tâm hơn nữa đến trang thiết bị dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.
-          Thực hiện quy mô lớp nhỏ (30-35 sinh viên / lớp) để sinh viên có nhiều cơ hội thực hành giao tiếp hơn nữa.
-          Thực hiện chia lớp theo trình độ để sinh viên không có tâm lý e ngại khi nói trước công chúng.
-          Tổ chức các buổi giao lưu với đại diện các doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng từ đó giúp sinh viên định hướng được việc học của mình.


5. Kết luận
Việc cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên là một công việc không hề đơn giản chút nào. Khó ở chỗ là phải có thời gian để thay đổi một thói quen học ngoại ngữ đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp trong tình hình mới. Hơn nữa, để có được một kỹ năng hoàn hảo còn đòi hỏi phải có đủ lượng thời gian thực hành, phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa người dạy và người học. Điều quan trọng hơn nữa là chính động cơ, thái độ, và chiến lược học của bản thân người học tạo nên sự thành công đó.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]               Antonia C., Problems of Learning English as a Second Language, Singapore University Press for SEAMEO Regional Language Centre, 1981.
[2]               Brown, H.D., Priciples of Language Learning and Teaching, Engleword Cliffs, New Jersey: Prentice-Hall, 1980.
[3]               Cole, P. G. & Chan L., Teaching Priciples and Practice, Prentice Hall of Australia Pty Ltd., 1994.
[4]               Gardner, R., Lambert W. (1972), “Attitudes and Motivation in Second Language Learning” in Cole P. G. & Chan L., Teaching Priciples and Practice, Prentice Hall of Australia Pty Ltd., 1994.
[5]               Harmer, J., The Practice of English Language Teaching, Longman Group UK Limited, 1991.
[6]               O’Mally, J.M., Chamot A.U., Using Strategies in Second Language Acquisition, Cambridge University Press, 1990.
[7]               Oxford, R.L., Language Learning Strategies , Newbury Publisher, 1990.

8/10/10

BÍ QUYẾT NGHE TIẾNG ANH

A. Nghe thụ động
1. - ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu.
Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh (vì dụ từ trên forum này). Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.
Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).
Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết - ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.
Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối 'tắm ngôn ngữ' đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt. Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục 'tắm ngôn ngữ' Việt cho đến 4, 5 năm nữa!

2 - Nghe với hình ảnh động.
Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronounciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì mình thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thư hai để tắm ngôn ngữ.
B. Nghe chủ động.
1. Bản tin special English:
- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.

(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là 'stay tune', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)
2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’
- Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.
Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.
3. Một số bài Audio trong Forum này: nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này nghe chữ 'tum, beri' tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)
4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.
Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).
Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.
--------------
Trước khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một điều.
Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.

Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.
Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.
Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.


6/10/10

TỔNG GIÁM ĐỐC FIRST NEWS

Phỏng vấn anh Nguyễn Văn Phước - Tổng Giám đốc First News

“…Nếu chỉ sống như ai đó vạch sẵn đường đi cho mình, nếu chỉ biết nghĩ về riêng mình thì đó cũng là một cách sống..."
Nguyễn Văn Phước – Tổng Giám đốc  First News
“…Nếu chỉ sống như ai đó vạch sẵn đường đi cho mình, nếu chỉ biết nghĩ về riêng mình thì đó cũng là một cách sống, nhưng cách sống ấy có lẽ cũng chỉ như một dòng suối nhỏ quẩn quanh chưa từng một lần khát vọng vượt cửa sông ra biển rộng. Nếu chỉ biết bước theo những khuôn mẫu có sẵn hay trên con đường mòn trải thảm, không dám khám phá, không dám đặt chân lên những con đường chưa thành thì cuộc sống ấy sẽ mất đi rất nhiều điều thú vị”
 Nguyễn Văn Phước – Tổng Giám đốc First News
Đầy thân thiện và cởi mở, anh Phước – Người đi gieo hạt giống tâm hồn đã chia sẻ với tôi nhiều điều thật sâu sắc.
  
Theo anh, khát vọng có vai trò quan trọng như thế nào trên hành trình đi đến thành công của mỗi người? Đối với mỗi người, đặc biệt là các bạn trẻ nếu không có khát vọng thì có thành công được không?
Trong cuộc đời mỗi chúng ta có thể lựa chọn nhiều cách sống khác nhau, có những người chỉ biết ngồi chờ cơ hội đến và tận hưởng, có những người luôn khao khát hành động vươn lên tìm cho mình một lối đi riêng; với mỗi sự lựa chọn cuộc đời sẽ trả cho họ những số phận khác nhau. Nếu biết sống với khát vọng của mình bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn, khát vọng sẽ giúp bạn có một định hướng vững vàng, có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách để làm được những điều bạn mong muốn.
Trên hành trình đi đến thành công đối với các bạn trẻ hiện nay việc có một khát vọng mãnh liệt nằm trong sức mạnh nội tâm là điều hết sức cần thiết. Nếu không mang trong mình một khát vọng thì bạn khó có thể cảm nhận được dư vị của thành công. Bởi thành công, hạnh phúc là một cảm giác ta đón nhận được trên từng chặng đường trải nghiệm chứ không phải là ở một điểm đến.
  
Theo anh, sự khác biệt giữa khát vọng cháy bỏng với ước muốn thông thường là gì?
Con người luôn luôn khát khao và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với mình, có những ước muốn mang tính lâu dài nhưng có những ước muốn mang tính nhất thời.
Hiện nay, cuộc sống xã hội ngày càng cải thiện, các bạn trẻ có nhiều cơ hội phát triển nhưng sẽ phải đứng trước nhiều khó khăn thử thách: đó là những ước muốn thông thường, hài lòng với những gì mình đang có. Những ước muốn thông thường sẽ khó có thể trở thành hiện thực bởi nó chỉ dừng lại ở việc “ước” và “muốn”.
Khát vọng mãnh liệt thường gắn liền với một ước mơ rộng lớn mang lại giá trị cho mọi người xung quanh, kèm theo một kế hoạch hành động rõ ràng, một ý chí luôn thôi thúc họ vượt qua những khó khăn trở ngại để làm được những điều họ mong muốn. Trong chiến tranh đã biết bao tấm gương thanh niên xung phong, những chiến sỹ lao vào chiến trường, phải cận kề giữa sự sống và cái chết để chiến đấu, hi sinh cho tổ quốc, họ làm được những điều phi thường đó chỉ vì họ có một khát vọng lớn lao – khát vọng mang lại hòa bình, độc lập cho dân tộc.
  
Anh có thể chia sẻ khát vọng của mình lúc bắt đầu khởi nghiệp?
Ngày nhỏ, tôi rất thích đọc sách, tôi tìm được từ sách rất nhiều điều thú vị về giá trị cuộc sống nên những ngày đầu khởi nghiệp khát vọng của tôi là phải làm một điều gì đó mới mẻ mang lại ý nghĩa từ những trang sách cho độc giả, tôi không muốn đi theo lối mòn hoặc khuôn khổ nhất định. Chính khát vọng đó đã giúp tôi khẳng định mình, phát huy khả năng sáng tạo, tự do trong tinh thần và đón nhận được nhiều tình cảm ưu ái từ độc giả của FirtsNews.
  
Anh đã làm thế nào để duy trì khát vọng đó cho đến lúc thành công ?
Cuộc sống có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón chúng ta khám phá và có nhiều việc cho ta làm. Tuy nhiên, cuộc sống cũng có rất nhiều khó khăn thử thách, để duy trì được khát vọng tôi đã phải rèn luyện quan điểm sống từng ngày, rèn luyện sức mạnh từ nội tâm để hiểu cuộc đời hơn; thắng không kiêu, bại không nản, mỗi lần thất bại thì nhìn nhận lại mình và điều chỉnh cách làm sao cho phù hợp.
Cuộc đời là một chuỗi “cho” và “nhận”, chia sẻ những giá trị mà mình có được và làm được với những người xung quanh cũng là một động lực giúp cho tôi có niềm tin vào cuộc sống, có động lực vượt qua những khó khăn để theo đuổi khát vọng của mình.
Trong quá trình làm sách, FirstNews luôn luôn muốn khám phá những nhu cầu tiểm ẩn nằm sâu bên trong con người, không muốn chạy theo những nhu cầu thông thường hiện hữu, chính điều đó đôi lúc khiến tôi phải đối mặt với những khó khăn nhất định: bị ăn cắp bản quyền sách, gặp khó khăn trong quản lý….Thật may mắn, tôi có được điểm tựa tinh thần là những bức thư động viên, chia sẻ của độc giả về giá trị từ cuốn sách của Firstnews đã tiếp cho tôi niềm tin tiến lên phía trước.
  
Nguyễn Văn Phước – Tổng Giám đốc First News
Để có được khát vọng cháy bỏng có khó không? Anh có thể tư vấn cho các bạn trẻ bí quyết đánh thức khát vọng ?
Thật khó đánh thức khát vọng từ những con người chỉ biết bằng lòng với nhân sinh quan của họ bởi cách sống và suy nghĩ của một người bị phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố: giáo dục, lối sống gia đình, xã hội ... Để có một khát vọng cháy bỏng, trước hết các bạn trẻ cần có một lẽ sống cho riêng mình và luôn luôn trăn trở, khát khao, hành động hướng về những giá trị sống mà các bạn đặt ra, rồi một ngày các bạn sẽ ngộ thấy rằng bạn đang mang trong mình một khát vọng cháy bỏng.
  
Hiện nay, có những bạn trẻ đang mang trong mình khát vọng cháy bỏng, tuy nhiên trong quá trình theo đuổi mục tiêu họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách. Anh có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ này?
Hãy giải thuật hóa ước mơ của bạn thành từng bước cụ thể với những mục tiêu nhất định cần đạt được trong từng thời gian phù hợp, khi bạn đã hoàn thành được một mục tiêu nào đó, nó sẽ tiếp thêm động lực cho bạn hoàn thành những mục tiêu lớn hơn. Hãy trau dồi những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống của bạn: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc, rèn luyện sức mạnh nội tâm… để đương đầu với những khó khăn, thử thách mà bạn phải trải qua trong cuộc đời. Khát vọng chỉ được nảy mầm trong thực tế khi nó được bắc cầu bằng sự đam mê, lòng nhiệt tình và hành động mạnh mẽ mang lại ý nghĩa cho cuộc sống.
Cảm ơn anh đã chia sẻ.

NHẬT KÝ TUYỂN DỤNG

                   CẢI TIẾN HÔM NAY - CHỚ ĐỂ NGÀY MAI
Tôi phỏng vấn một ứng viên - vị trí trưởng nhóm Marketing cho một tập đoàn điện tử nổi tiếng. Tất nhiên, lương rất cao, chế độ phúc lợi hấp dẫn. Ở đời, hễ mà cái gì trả cao thì người ta đòi hỏi cũng rất nhiều: vừa chuyên môn,vừa bằng cấp, vừa kinh nghiệm, khả năng sử dụng tiếng Việt, tiếng Anh xuất sắc...Trong mẫu đăng tuyển đã ghi rất cụ thể.  
 
Anh ứng viên gặp tôi, khá tự tin và chững chạc. Anh có kinh nghiệm làm việc ở chức vụ trợ lí Marketing cho công ty trước đây. Vì muốn thử sức ở một ngành mới, anh có nhu cầu chuyển việc. Lí do rất chính đáng và hợp lí. Trong quá trình phỏng vấn, tôi đề nghị anh - chúng ta trao đổi bằng tiếng Anh. Một mặt, tôi muốn kiểm tra khả năng phản xạ ngoại ngữ của anh. Mặt khác, tôi muốn lắng nghe cách anh diễn đạt và trình bày khi tiếp nhận một vấn đề. 2 phút trôi qua, khi câu hỏi đầu tiên bằng tiếng Anh của tôi bắt đầu. Không khí vẫn là sự im lặng. Anh nói: “ Em hiểu câu hỏi của chị nhưng em không quen trả lời bằng tiếng Anh” “Ồ! Vậy là bạn này chắc không thường xuyên sử dụng Anh ngữ trong công việc rồi!” Tôi thầm nghĩ. Những vấn đề cơ bản trong giao tiếp ngoại ngữ cũng khiến bạn bối rối và lúng túng. Tôi đã sớm có quyết định.
Nhưng anh dường như cũng hiểu về điểm yếu của mình nên anh đà trấn an tôi. Anh nói anh có khả năng đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh, anh đang lên kế hoạch mỗi ngày nói tiếng Anh với bạn bè, anh còn cho biết cách đây 1 năm, anh đã tự tin nói với trưởng phòng rằng nếu anh có tiếng Anh thì công ty không thuê anh được đâu. ....
Chà! anh bạn này quả thật quá tự tin về năng lực của anh.Anh cũng hiểu rất rõ điểm yếu của anh, gây trở ngại cho con đường thăng tiến của anh. Vậy sao sau một năm, anh vẫn không cải thiện trình độ ngoại ngữ của mình nhỉ? Liệu nhà tuyển dụng có thể chọn một ứng viên biết rõ điểm yếu của mình mà không chủ động thay đổi trong một thời gian dài như vậy không?