(Vietnamlearning.vn) - Có lẽ rất hiếm khi bạn được giáo viên hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm học phát âm tiếng Anh chuẩn bằng cách tra lại những từ mà mình tưởng chừng đã biết và sử dụng nhiều lần. Và bạn sẽ có nhiều sự ngạc nhiên thú vị sau khi đọc bài viết này bởi nó là tập hợp những từ hay bị người học tiếng Anh phát âm sai nhiều nhất.
1.Purpose (mục đích): danh từ này có phiên âm là ['pə:pəs], không phải là ['pəouz] như nhiều người vẫn phát âm. Lí do của sự nhầm lẫn này là do người học mặc định những từ có đuôi “-ose” đều có cách phát âm là /ouz/, ví dụ suppose [sə'pouz], propose [prə'pouz], dispose [dis'pouz] v.v. nhưng thực ra hoàn toàn không phải và chúng ta vẫn có những ngoại lệ.
2.Heritage có cách phát âm là ['heritidʒ], với âm cuối cần được phát âm là /idʒ/ chứ không phải /eidʒ/ như nhiều bạn vẫn làm. Nguyên nhân là do nhiều người học tiếng Anh bê nguyên cách đọc của danh từ “age” (tuổi, đọc là /eidʒ/) vào từ “heritage” này.
3.Schedule: Hầu hết những người học tiếng Anh thiếu cẩn thận đều đọc từ này thành ['skedju:l] Tuy nhiên, nếu như tra từ điển, từ những từ điển thủ công nhất đến đại từ điển Oxford thì bạn sẽ thấy danh từ này chỉ có 2 cách đọc: ['∫edju:l] hoặc ['skedʒul].
4.Education cũng không phải là một ngoại lệ. Từ này có 2 cách đọc duy nhất: theo kiểu British English (tiếng Anh Anh) là [,edju:'kei∫n], và theo kiểu American English (tiếng Anh Mỹ) là [,edʒu:'kei∫n]. Nếu đọc lẫn lộn 1 trong 2 cách theo cách nhiều người Việt Nam vẫn đọc [,edu'kei∫n] thì chẳng ra Anh mà cũng không ra Mỹ, hơn nữa lại thể hiện trình độ tiếng Anh chưa sâu. Bạn cần hết sức tránh tình trạng này.
5.Build: Bạn vẫn đọc động từ này là [bjuld] phải không? Nếu tra từ điển bạn sẽ phải ngạc nhiên vì thực ra từ này có phiên âm là [bild], tức âm [i] chứ không phải âm [ju:] như nhiều người vẫn nghĩ. Sở dĩ phát âm sai là do âm /i/ ngắn (tức đọc lướt, không bành miệng sang 2 bên như âm /i:/) dễ bị nghe nhầm thành âm /ju:/ đặc biệt là trong những từ có chứa cả 2 chữ cái “u” và “i”.
6.Audition – một từ khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay – cũng là một ví dụ tiêu biểu của việc phát âm sai. Từ này có phiên âm là [ɔ:'di∫n] tức là âm [ɔ:], nhưng thường bị các bạn đọc sai thành âm [au] tức là [au'di∫n]. Ngoài ra còn rất nhiều từ có âm “au” khác bị đọc nhầm thành [au] thay vì [ɔ:]. Các bạn cần lưu ý rằng hầu hết những từ có âm có cách viết là “au” đều có phiên âm là [ɔ:], ví dụ: because [bi'kɔz], August [ɔ:'gʌst], audience ['ɔ jəns] v.v.
7.General: Hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng từ này bị đọc sai ở chỗ nào phải không? Câu trả lời nằm ở phụ âm đầu tiên g /'dʒ/ mà nhiều bạn vẫn đọc nhầm thành /ʒ/. Toàn bộ phiên âm của từ này phải là ['dʒenərəl] chứ không phải ['ʒenərəl]. Các bạn lưu ý nhé.
-----------------------
1. Quy tắc phát âm căn bản
Để luyện tập, tôi thành thật khuyên bạn đứng trước gương và nhìn cách mở và khép miệng để xác định xem mình phát âm có đúng hay không.
- Nguyên âm (vowels): lưỡi nằm giữa khoang miệng, và không chạm vào bất cứ bộ phận nào trong miệng.
- Phụ âm (consonants): 3 nhóm
+ môi (lips): để phát âm, 2 môi phải chạm nhau, ví dụ "M", "B", "P"; hoặc môi phải chạm răng, ví dụ "V", "F".
+ sau răng (behind the teeth): lưỡi chạm phần sau của hàm trên, ví dụ "N", "L", "D",...
+ họng (throat): âm đi từ cuống họng (khi phát âm phải cảm thấy cuống họng rung), ví dụ "H", "K",...
Ngoài ra, phụ âm còn được chia làm 2 nhóm sau:
- Vô thanh (voiceless), hay âm có gió: nếu bạn để bàn tay trước miệng khi phát âm, bạn sẽ cảm thấy có gió đi ra.
- Hữu thanh (voiced), hay âm không gió. Tất cả nguyên âm đều là âm không gió.
Một trong những "ứng dụng" quan trọng của cách phân loại này là phát âm danh từ số nhiều hoặc động từ thì hiện tại của ngôi thứ 3 số ít, và phát âm động từ có quy tắc được chia ở thì quá khứ.
Chỉ có 8 phụ âm có gió, theo thứ tự, bạn có thể nhớ bằng câu "thoáng từ phía kia sao chổi sáng pừng" (trong tiếng Việt, chữ "P" không kết hợp với nguyên âm để tạo từ, nên bạn chịu khó đọc trại một chút).
Về nguyên tắc, tất cả những động từ quy tắc tận cùng bằng phụ âm có gió, khi chuyển sang thì quá khứ, "ED" được phát âm là "T", ví dụ stopped (/t/); âm không gió, phát âm là "D", ví dụ lived (/d/).
"S" hoặc "ES", được thêm vào danh từ hoặc động từ ngôi thứ 3 số ít, được phát âm là "S" đối với từ tận cùng bằng âm gió, ví dụ thinks (/s/); ngược lại, âm không gió, phát âm là "Z", ví dụ loves (/z/).
Tuy nhiên, bạn lưu ý 2 trường hợp highlight trong bảng tóm tắt.
Khi thêm "ED" vào động từ tận cùng bằng âm "T" hay "D", bạn phải phát âm thành /id/, ví dụ wanted.
"S" hoặc "ES" sau khi thêm vào những
2. Quy tắc nối âm (liaisons)
Đây là một phần tương đối khó đối với người châu Á, vì hầu hết các ngôn ngữ châu Á đều không nối âm. Ví dụ bạn đọc "cảm ơn", chứ không đọc "cảm mơn", đọc là "im ắng", chứ không phải "im mắng",... Và theo thói quen, khi đọc tiếng Anh, bạn cũng sẽ không nối âm. Vì vậy, bạn phải luyện tập rất nhiều để có phản xạ này.
2.1. Phụ âm đứng trước nguyên âm
Về nguyên tắc, khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, bạn đọc nối phụ âm với nguyên âm. Ví dụ "mark up", bạn đọc liền chứ không tách rời 2 từ (/ma:k k٨p/*). Tuy nhiên, điều này không phải dễ, nhất là đối với những từ tận cùng bằng nguyên âm không được phát âm, ví dụ: "leave (it)" đọc là /li:v vit/; "Middle (East)", /midl li:st/,... Hoặc đối với những cụm từ viết tắt, ví dụ "LA" (Los Angeles) bạn phải đọc là /el lei/; "MA" (Master of Arts), /em mei/...
Lưu ý, khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng. Ví dụ "laugh" được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ, ví dụ "laugh at someone", bạn phải chuyển âm /f/ thành /v/ và đọc là /la:v væt/.
2.2. Nguyên âm đứng trước nguyên âm
Điều này có thể rất mới mẻ với nhiều người. Về nguyên tắc, bạn sẽ thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có 2 quy tắc để thêm phụ âm như sau:
- Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ "O"), ví dụ: "OU", "U", "AU",... bạn cần thêm phụ âm "W" vào giữa. Ví dụ "do it" sẽ được đọc là /du: wit/.
- Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên), ví dụ: "E", "I", "EI",... bạn thêm phụ âm "Y" vào giữa. Ví dụ "I ask" sẽ được đọc là /ai ya:sk/.
Bạn thử áp dụng 2 quy tắc này để phát âm: USA /ju wes sei/, VOA /vi you wei/, XO /eks sou/,...
2.3. Phụ âm đứng trước phụ âm
Về nguyên tắc, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, thì chỉ đọc 1 phụ âm mà thôi. Ví dụ "want to" (bao gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/*.
2.4. Các trường hợp đặc biệt
- Chữ U hoặc Y, đứng sau chữ cái T, phải được phát âm là /tò/, vd. not yet /'not tòet/*; picture /'piktòə/.
- Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là /dj/, vd. education /edju:'keiòn/.
- Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải được phát âm là /D/, vd. trong từ tomato /tou'meidou/; trong câu I go to school /ai gou də sku:l/
Để luyện tập, tôi thành thật khuyên bạn đứng trước gương và nhìn cách mở và khép miệng để xác định xem mình phát âm có đúng hay không.
- Nguyên âm (vowels): lưỡi nằm giữa khoang miệng, và không chạm vào bất cứ bộ phận nào trong miệng.
- Phụ âm (consonants): 3 nhóm
+ môi (lips): để phát âm, 2 môi phải chạm nhau, ví dụ "M", "B", "P"; hoặc môi phải chạm răng, ví dụ "V", "F".
+ sau răng (behind the teeth): lưỡi chạm phần sau của hàm trên, ví dụ "N", "L", "D",...
+ họng (throat): âm đi từ cuống họng (khi phát âm phải cảm thấy cuống họng rung), ví dụ "H", "K",...
Ngoài ra, phụ âm còn được chia làm 2 nhóm sau:
- Vô thanh (voiceless), hay âm có gió: nếu bạn để bàn tay trước miệng khi phát âm, bạn sẽ cảm thấy có gió đi ra.
- Hữu thanh (voiced), hay âm không gió. Tất cả nguyên âm đều là âm không gió.
Một trong những "ứng dụng" quan trọng của cách phân loại này là phát âm danh từ số nhiều hoặc động từ thì hiện tại của ngôi thứ 3 số ít, và phát âm động từ có quy tắc được chia ở thì quá khứ.
Chỉ có 8 phụ âm có gió, theo thứ tự, bạn có thể nhớ bằng câu "thoáng từ phía kia sao chổi sáng pừng" (trong tiếng Việt, chữ "P" không kết hợp với nguyên âm để tạo từ, nên bạn chịu khó đọc trại một chút).
Về nguyên tắc, tất cả những động từ quy tắc tận cùng bằng phụ âm có gió, khi chuyển sang thì quá khứ, "ED" được phát âm là "T", ví dụ stopped (/t/); âm không gió, phát âm là "D", ví dụ lived (/d/).
"S" hoặc "ES", được thêm vào danh từ hoặc động từ ngôi thứ 3 số ít, được phát âm là "S" đối với từ tận cùng bằng âm gió, ví dụ thinks (/s/); ngược lại, âm không gió, phát âm là "Z", ví dụ loves (/z/).
Tuy nhiên, bạn lưu ý 2 trường hợp highlight trong bảng tóm tắt.
Khi thêm "ED" vào động từ tận cùng bằng âm "T" hay "D", bạn phải phát âm thành /id/, ví dụ wanted.
"S" hoặc "ES" sau khi thêm vào những
2. Quy tắc nối âm (liaisons)
Đây là một phần tương đối khó đối với người châu Á, vì hầu hết các ngôn ngữ châu Á đều không nối âm. Ví dụ bạn đọc "cảm ơn", chứ không đọc "cảm mơn", đọc là "im ắng", chứ không phải "im mắng",... Và theo thói quen, khi đọc tiếng Anh, bạn cũng sẽ không nối âm. Vì vậy, bạn phải luyện tập rất nhiều để có phản xạ này.
2.1. Phụ âm đứng trước nguyên âm
Về nguyên tắc, khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, bạn đọc nối phụ âm với nguyên âm. Ví dụ "mark up", bạn đọc liền chứ không tách rời 2 từ (/ma:k k٨p/*). Tuy nhiên, điều này không phải dễ, nhất là đối với những từ tận cùng bằng nguyên âm không được phát âm, ví dụ: "leave (it)" đọc là /li:v vit/; "Middle (East)", /midl li:st/,... Hoặc đối với những cụm từ viết tắt, ví dụ "LA" (Los Angeles) bạn phải đọc là /el lei/; "MA" (Master of Arts), /em mei/...
Lưu ý, khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng. Ví dụ "laugh" được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ, ví dụ "laugh at someone", bạn phải chuyển âm /f/ thành /v/ và đọc là /la:v væt/.
2.2. Nguyên âm đứng trước nguyên âm
Điều này có thể rất mới mẻ với nhiều người. Về nguyên tắc, bạn sẽ thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có 2 quy tắc để thêm phụ âm như sau:
- Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ "O"), ví dụ: "OU", "U", "AU",... bạn cần thêm phụ âm "W" vào giữa. Ví dụ "do it" sẽ được đọc là /du: wit/.
- Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên), ví dụ: "E", "I", "EI",... bạn thêm phụ âm "Y" vào giữa. Ví dụ "I ask" sẽ được đọc là /ai ya:sk/.
Bạn thử áp dụng 2 quy tắc này để phát âm: USA /ju wes sei/, VOA /vi you wei/, XO /eks sou/,...
2.3. Phụ âm đứng trước phụ âm
Về nguyên tắc, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, thì chỉ đọc 1 phụ âm mà thôi. Ví dụ "want to" (bao gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/*.
2.4. Các trường hợp đặc biệt
- Chữ U hoặc Y, đứng sau chữ cái T, phải được phát âm là /tò/, vd. not yet /'not tòet/*; picture /'piktòə/.
- Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là /dj/, vd. education /edju:'keiòn/.
- Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải được phát âm là /D/, vd. trong từ tomato /tou'meidou/; trong câu I go to school /ai gou də sku:l/
MỘT SÔ ÂM CÂM TRONG TIẾNG ANH
Âm B câm: Âm B là một âm câm khi nó đứng cuối từ và đứng trước nó là âm M. Ví dụ: • climb [klaim]
• crumb [krʌm]
• dumb [dʌm]
• comb [koum]
Âm C câm: Âm C là một âm câm trong cụm "scle" ở cuối từ. Ví dụ:
• muscle ['mʌsl]
Âm D câm: Âm D là một âm câm khi nó đứng liền với âm N. Ví dụ:
• handkerchief ['hæηkət∫if]
• sandwich ['sænwidʒ]
• Wednesday ['wenzdi]
Âm E câm: Âm E là một âm câm khi đứng cuối từ và thường kéo dài nguyên âm đứng trước đó. Ví dụ:
• hope [houp]
• drive [draiv]
• write [rait]
• site [sait]
Âm G câm: Âm G là một âm câm khi đứng trước âm N. Ví dụ:
• champagne [∫æm'pein]
• foreign ['fɔrin]
• sign [sain]
• feign [fein]
Âm GH câm: Âm GH là một âm câm khi đứng trước âm T hoặc đứng cuối từ. Ví dụ:
• thought [θɔ:t]
• through [θu:]
• daughter ['dɔ:tə]
• light [lait]
• might [mait]
• right [rait]
• fight [fait]
• weigh [wei]
Âm H câm: Âm H là một âm câm khi đứng sau âm W. Ví dụ:
• what [wɔt]
• when [wen]
• where [weə]
• whether ['weđə]
• why [wai]
Một số từ bắt đầu bằng âm H câm sẽ được dùng với mạo từ “an”. Ví dụ:
• hour ['auə]
• honest ['ɔnist]
• honor ['ɔnə]
• heir [eə]
Những từ còn lại vẫn được dùng với mạo từ “a”. Ví dụ:
• hill [hil]
• history ['histri]
• height [hait]
• happy ['hæpi]
Âm K câm: Âm K là một âm câm khi đứng trước âm N ở đầu các từ như:
• knife [naif]
• knee [ni:]
• know [nou]
• knock [nɔk]
• knowledge ['nɔlidʒ]
Âm L câm: Âm L là một âm câm khi đứng trước các âm D, F, M, K. Ví dụ:
• calm [ka:m]
• half [ha:f]
• salmon ['sæmən]
• talk [tɔ:k]
• balk [tɔ:k]
• would [wud]
• should [∫ud]
Âm N câm: Âm N là một âm câm nếu đứng ở cuối từ và trước đó là một âm M. Ví dụ:
• autumn ['ɔ:təm]
• hymn [him]
Âm P câm: Âm P là một âm câm khi đứng trong các tiền tố "psych" and "pneu". Ví dụ:
• psychiatrist [sai'kaiətrist]
• pneumonia [nju:'mouniə]
• psychotherapy ['saikou'θerəpi]
• pneuma ['nju:mə]
Âm S câm: Âm S là một âm câm khi đứng trước âm L như trong các từ sau:
• island ['ailənd]
• isle [ail]
Âm T câm: Âm T là một âm câm nếu đứng sau âm S, F, hay đứng trước âm L. Ví dụ:
• castle ['kɑ:sl]
• Christmas ['krisməs]
• fasten ['fɑ:sn]
• listen ['lisn]
• often ['ɔfn]
• whistle ['wisl]
Âm U câm: Âm U là một âm câm nếu đứng sau âm G và đứng trước một nguyên âm. Ví dụ:
• guess [ges]
• guidance ['gaidəns]
• guitar [gi'tɑ:]
• guest [gest]
Âm W câm: Âm W là âm câm nếu đứng đầu tiên của một từ và liền sau đó là âm R. Ví dụ:
• wrap [ræp]
• write [rait]
• wrong [rɔη]
Âm W còn là âm câm trong 3 đại từ để hỏi sau đây:
• who [hu:]
• whose [hu:z]
• whom [hu:m]
Tuy nhiên: âm E đứng giữa N M trong từ pneumonia hay pneuma cũng câm. Và âm T đứng sau S nhưng ở cuối cũng không câm, ví dụ guest.
• crumb [krʌm]
• dumb [dʌm]
• comb [koum]
Âm C câm: Âm C là một âm câm trong cụm "scle" ở cuối từ. Ví dụ:
• muscle ['mʌsl]
Âm D câm: Âm D là một âm câm khi nó đứng liền với âm N. Ví dụ:
• handkerchief ['hæηkət∫if]
• sandwich ['sænwidʒ]
• Wednesday ['wenzdi]
Âm E câm: Âm E là một âm câm khi đứng cuối từ và thường kéo dài nguyên âm đứng trước đó. Ví dụ:
• hope [houp]
• drive [draiv]
• write [rait]
• site [sait]
Âm G câm: Âm G là một âm câm khi đứng trước âm N. Ví dụ:
• champagne [∫æm'pein]
• foreign ['fɔrin]
• sign [sain]
• feign [fein]
Âm GH câm: Âm GH là một âm câm khi đứng trước âm T hoặc đứng cuối từ. Ví dụ:
• thought [θɔ:t]
• through [θu:]
• daughter ['dɔ:tə]
• light [lait]
• might [mait]
• right [rait]
• fight [fait]
• weigh [wei]
Âm H câm: Âm H là một âm câm khi đứng sau âm W. Ví dụ:
• what [wɔt]
• when [wen]
• where [weə]
• whether ['weđə]
• why [wai]
Một số từ bắt đầu bằng âm H câm sẽ được dùng với mạo từ “an”. Ví dụ:
• hour ['auə]
• honest ['ɔnist]
• honor ['ɔnə]
• heir [eə]
Những từ còn lại vẫn được dùng với mạo từ “a”. Ví dụ:
• hill [hil]
• history ['histri]
• height [hait]
• happy ['hæpi]
Âm K câm: Âm K là một âm câm khi đứng trước âm N ở đầu các từ như:
• knife [naif]
• knee [ni:]
• know [nou]
• knock [nɔk]
• knowledge ['nɔlidʒ]
Âm L câm: Âm L là một âm câm khi đứng trước các âm D, F, M, K. Ví dụ:
• calm [ka:m]
• half [ha:f]
• salmon ['sæmən]
• talk [tɔ:k]
• balk [tɔ:k]
• would [wud]
• should [∫ud]
Âm N câm: Âm N là một âm câm nếu đứng ở cuối từ và trước đó là một âm M. Ví dụ:
• autumn ['ɔ:təm]
• hymn [him]
Âm P câm: Âm P là một âm câm khi đứng trong các tiền tố "psych" and "pneu". Ví dụ:
• psychiatrist [sai'kaiətrist]
• pneumonia [nju:'mouniə]
• psychotherapy ['saikou'θerəpi]
• pneuma ['nju:mə]
Âm S câm: Âm S là một âm câm khi đứng trước âm L như trong các từ sau:
• island ['ailənd]
• isle [ail]
Âm T câm: Âm T là một âm câm nếu đứng sau âm S, F, hay đứng trước âm L. Ví dụ:
• castle ['kɑ:sl]
• Christmas ['krisməs]
• fasten ['fɑ:sn]
• listen ['lisn]
• often ['ɔfn]
• whistle ['wisl]
Âm U câm: Âm U là một âm câm nếu đứng sau âm G và đứng trước một nguyên âm. Ví dụ:
• guess [ges]
• guidance ['gaidəns]
• guitar [gi'tɑ:]
• guest [gest]
Âm W câm: Âm W là âm câm nếu đứng đầu tiên của một từ và liền sau đó là âm R. Ví dụ:
• wrap [ræp]
• write [rait]
• wrong [rɔη]
Âm W còn là âm câm trong 3 đại từ để hỏi sau đây:
• who [hu:]
• whose [hu:z]
• whom [hu:m]
Tuy nhiên: âm E đứng giữa N M trong từ pneumonia hay pneuma cũng câm. Và âm T đứng sau S nhưng ở cuối cũng không câm, ví dụ guest.