Challenges are what make life interesting;Overcoming them is what make life meaningful.

"Challenges are what make life interesting;Overcoming them is what make life meaningful"

7/1/11

NÓI TIẾNG ANH LƯU LOẮT

Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn đang xảy ra ở nước ta đó là, nhiều người đã bỏ ra khá nhiều thời gian học tiếng Anh mà vẫn không thể giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh được. Chúng ta có thể nêu lên vô vàn nguyên nhân nhưng ít ai để ý đến một điểm rất quan trọng, gần như là then chốt của vấn đề: Quan điểm dạy và học tiếng Anh đúng đắn, phù hợp. Mời bạn tìm hiểu các quan điểm sau đây:
1. Xác định mục đích

Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù với bất kỳ mục đích trước mắt nào đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là yêu cầu thực tế trong đời sống, việc làm. Trong việc học tiếng Anh, cũng như trong bất cứ việc gì, việc xác định mục đích rất quan trọng và phải được thực hiện trước tiên.

2. Giao tiếp và văn phạm

Trong giao tiếp chúng ta có thể xem khả năng truyền thông là mục đích chính và văn phạm chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho mục đích này. Quá chú ý đến văn phạm sẽ cản trở phản xạ ngôn ngữ, khiến chúng ta ngại nói tiếng Anh, sợ sai khi nói.

Chúng ta hãy chú tâm vào việc giao tiếp; các cấu trúc văn phạm sẽ được dễ dàng ghi nhớ khi học qua một loạt các ngữ cảnh, hơn là chỉ chú tâm học theo các quy tắc. Dần dần, chúng ta sẽ thấy các lỗi văn phạm càng lúc càng ít đi.

3. Sự lưu loát và độ chính xác

Khi thực tập nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp và ý thức được hai loại bài tập: các bài tập rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm...) và các bài tập rèn luyện sự chính xác.

Các bài tập rèn luyện sự lưu loát khuyến khích học viên diễn đạt tự nhiên và không phải để ý đến những tiểu tiết không cần thiết. Các bài tập rèn luyện sự chính xác sẽ đồng thời làm cho học viên quan sát được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh.

4. Suy nghĩ bằng tiếng Anh

Một trong những sai lầm nghiêm trọng thường gặp là chúng ta có khuynh hướng "dịch" (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức tạo ra một rào cản ngôn ngữ.

Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu câu:

''Tôi muốn hủy cuộc hẹn đó". Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ, hoặc không biết các từ "cancel'' và “appointment” để hình thành câu ''I would like to cancel the appointment".

Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chứ không phải là dịch trước khi nói, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này, vì có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: "I'm sorry. I'm not free tomorrow" hay "I’m afraid I can't come tomorrow", v.v...

5. Nghe và hiểu
Chúng ta cần phải nghe một khoảng thời gian (nhanh hay chậm tùy theo mỗi người). Và vì thế, việc luyện nghe rất quan trọng: Hãy nghe bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Chúng ta có thể nhớ hàng trăm câu trong đầu, nhưng nếu chúng ta không nghe được thì tất cả đều vô nghĩa, giống như một khách du lịch cầm quyển sách học tiếng, hỏi đường và không thể đến nơi được vì không thể hiểu người chỉ đường nói gì.

Khi khả năng hiểu tiếng Anh của chúng ta tiến bộ thì cách tự nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy tự tin và tiến bộ trong khả năng nói.

6. Chủ động: Trách nhiệm thuộc về chính chúng ta

Học giao tiếp tiếng Anh không phải là việc tiếp thu một kiến thức, mà là việc thực hành và thể hiện (performance). Chúng ta phải thực sự nhận lấy "trách nhiệm học'' này, không thể ngả lưng ra ghế, nghe giảng viên nói và hy vọng sẽ giao tiếp tốt được. Chúng ta phải chủ động, thành quả của chúng ta sẽ là những gì chúng ta đã bỏ ra. Kỹ năng tốt là sản phẩm của thực hành và sự nỗ lực.

7. Giảng viên

Để giao tiếp tốt, chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm cho các kiến thức sơ đẳng. Giảng viên, vì vậy, không phải mất thời giờ cho các công việc nhàm chán như viết lên bảng các từ vựng hay dạng chia của một động từ bất quy tắc, mà thay vào đó là tập trung sáng tạo làm cho lớp học sinh động, tạo điều kiện và cơ hội cho chúng ta thực hành giao tiếp nhiều nhất.
CHÚC CÁC BẠN NGÀY CÀNG NÓI TIẾNG ANH HAY HƠN!

Ý NGHĨA MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TỪ INTERNET

Những từ này giúp giảm thời gian gõ phím trên PC, tuy nhiên đôi khi khiến nhiều người dễ bị hiểu lầm. Hãy tham khảo một số cụm từ thường gặp sau đây nhé.

LOL (Laugh out loud): Cười to

Đây là thuật ngữ viết tắt xuất hiện rất phổ biến trên các diễn đàn, blog... hiện nay trên mạng. Tuy nhiên trong giới y học, LOL được hiểu theo nghĩa hoàn toàn khác (Little Old Lady), dùng để chỉ bệnh nhân là người già.

BRB (Be right back): Quay lại ngay

Thông thường, thuật ngữ này hay sử dụng mang nghĩa lịch sự trong trường hợp người dùng Internet đang chat lại có việc bận phải rời bàn phím ra ngoài vài phút. Ngoài ra, BRB còn là từ viết tắt của Big Red Button, dùng để chỉ một nút bấm quan trọng như tắt mở (power), khởi động lại (reset), tự hủy...

BFF (Best friends forever): Mãi là bạn tốt

Trong giới teen, BFF là thuật ngữ được dùng rộng rãi khi giao tiếp qua Internet. Ít ai biết vào cuối những năm 80 và đầu năm 90 của thế kỷ trước, các lập trình viên máy tính lại hiểu ngầm đây là Binary File Format, một tiến trình dự trữ hệ thống file được mã hóa theo dạng nhị phân.

OMG (Oh my God): Ôi Chúa ơi

Thuật ngữ cửa miệng của người dân nhiều nước khi bày tỏ sự bất ngờ. Trái lại, đối với các nhà làm luật Mỹ, Outlaw Motorcycle Gang ám chỉ băng nhóm đua xe phân khối lớn bất hợp pháp.

PLZ (Please): Xin vui lòng

Từ quen thuộc trong câu mệnh lệnh lịch sự bằng tiếng Anh lại là mã hiệu sân bay của Nam Phi, Port Elizabeth Airport.

Ngoài ra còn một số từ thông dụng khác như:

BTW (By the way): Nhân tiện

Sự trùng hợp ngẫu nhiên đã xảy ra, với việc BTW còn thuật ngữ lịch sử được viết tắt từ British Traditional Wicca dùng để chỉ các truyền thống của tộc người Wicca có nguồn gốc từ vùng New Forest (Anh).

ASL (Age - Sex - Local): Khi mới gặp nhau hoặc muốn làm quen với ai đó trên mạng, sau từ chào hỏi thông thường người ta hỏi tiếp ASL, thuật ngữ này tức là câu hỏi Age (bao nhiêu tuổi); Sex (giới tính nam hay nữ); Local (sinh sống ở nơi nào).

NVM (Never mind): Đừng bao giờ bận tâm

TTYL (Talk to you later): Nói chuyện sau nhé

ILBL8 (I'll be late): Mình sẽ trễ

G2G (Got to go): Đi rồi

SUP (What's up?): Bạn thế nào?

TBC (To be confirmed): Đã xác nhận

AFK (Away From KeyBoard): Gamer hay sử dụng khi treo máy.

CUT (See You Tomorrow)
: Mai gặp lại

RIP (Rest in peace): Yên nghỉ/ Bình yên nơi miền cực lạc

TGIF (Thank God, It's Friday!): dùng để bày tỏ niềm vui vào cuối ngày thứ 6, vì thứ 7, chủ nhật là ngày nghỉ!

TTM (To the max): bày trỏ sự cực độ, boring -> chán kinh khủng

WTH (What's the hell): (thán từ) cái quái gì thế?

MIA (Missing in action): vốn được dùng trong quân sự, nhưng vui đùa thì có nghĩa là mình không biết người đó ở đâu

ROFL (Roll on the floor laughing): Cười lăn lộn

Asap (As soon as possible): Sớm nhất có thể được

NNTK (Need not to know): Không cần biết

CU soon (See you soon): Hẹn gặp lại.

G9 (Good night): Chúc ngủ ngon!

TIẾNG ANH - ĐÀM PHÁN THÀNH CÔNG!

Đàm phán thành công khi dùng Tiếng Anh
Trong công việc cũng như trong làm ăn buôn bán, chắc chắn bạn sẽ có dịp thương thuyết với đối tác nói tiếng Anh như yêu cầu tăng lương hay thăng chức, thương lượng giành lợi thế từ nhà cung cấp hoặc đôi khi chỉ là tạo các mối quan hệ xã hội thông thường với đồng nghiệp.

Một cách lý tưởng thì trong bất kỳ thương thảo nào bạn có thể cho đối phương những gì họ muốn và họ sẽ cho bạn những gì bạn cần. Tuy nhiên trong nhiều hoàn cảnh khác, bạn sẽ phải thoả hiệp và cố gắng đàm phán để đạt được những gì mình muốn. Điều quan trọng nhất sau cùng đó là cả hai bên đều vui vẻ với kết quả đạt được. Đó được gọi là hoàn cảnh “chiến thắng-chiến thắng” (win-win).

Mặc dù mức độ quan trọng của các vụ thương thuyết là khác nhau nhưng vẫn có những cụm từ hữu ích bạn có thể dùng vào từng giai đoạn trong một cuộc đàm phán, qua đó bạn làm rõ ý của mình và đảm bảo chắc chắn rằng đối tác tán đồng quan điểm của bạn.

Giai đoạn chuẩn bị và bắt đầu

I’d like to begin by saying …
I’d like to outline our aims and objectives.
There are two main areas that we’d like to concentrate on/discuss.


Tỏ thái độ đồng ý

We agree.
This is a fair suggestion.
You have a good point.
I can’t see any problem with that.
Provided/As long as you … we will …


Tỏ thái độ không đồng ý

I’m afraid that’s not acceptable to us.
I’m afraid we can’t agree with you there.
Can I just pick you up on a point you made earlier.
I understand where you’re coming from/ your position, but …
We’re prepared to compromise, but …
If you look at it from our point of view …
As we see it …
That’s not exactly as we see it.
Is that your best offer?


Làm rõ ý

Does anything I have suggested/proposed seem unclear to you?
I’d like to clarify our position.
What do you mean exactly when you say …
Could you clarify your last point for me?


Tóm tắt ý


Can we summarize what we’ve agreed so far?
Let’s look at the point we agree on.
So the next step is …


Điểm đáng chú ý về ngôn ngữ

Trong suốt cuộc đàm phán, bạn sẽ được nghe rất nhiều câu mệnh đề giả định “if” nhất là khi chuyển từ giai đoạn đưa ra ý kiến sag giai đoạn đi đến thống nhất.

If you increased the order size, we could/ would reduce the price. (sử dụng câu điều kiện loại 2 để đưa ra ý muốn của mình)

So, we’ll reduce the price by 5% if you increase the order by 5%. (sử dụng câu điều kiện loại 1 để đi đến thống nhất)

Bạn cũng có thể sử dụng những từ như “unless” (= if not), “as long as” và “provided (that)” thay cho “if”:

As long as you increase your order, we can give you a greater discount.
Unless you increase your order, we won’t be able to give you a bigger discount.
Provided you increase your order, we can give you a bigger discount.


Dù nắm được hết các mẫu câu cơ bản trong đàm phán thì điều cốt yếu quyết định sự thành công của bạn chính là giỏi Tiếng Anh. Sử dụng thành thạo Tiếng Anh sẽ giúp bạn ứng phó nhanh trong các tình huống khó khăn.

XÂY DỰNG VỐN TỪ NHƯ THẾ NÀO?


“Tại sao vốn từ vựng phong phú là nét đặc trưng của những con người nổi bật trong nhiều lĩnh vực? Câu trả lời dường như là từ vựng trở thành công cụ mà nhờ đó đàn ông và phụ nữ thấu hiểu được ý nghĩ của nhau và nhờ có nó mà họ có thể làm được nhiều điều hơn. Vì vậy nó chính là công cụ của suy nghĩ”
— Johnson O'Connor —
Xây dựng vốn từ vựng là cách hữu hiệu để nâng cao cuộc sống và sự nghiệp của bạn
Học từ vựng là một sự đầu tư về thời gian và công sức mang lại niềm vui thích và lợi ích thiết thực. Ít nhất mỗi ngày dành ra 15 phút tập trung vào học từ vựng có thể cải thiện nhanh chóng vốn từ vựng của bạn. Nhờ đó bạn có thể tăng khả năng giao tiếp, viết luận và diễn thuyết. Sở hữu vốn từ vựng phong phú sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong học tập, công việc cũng như ngoài xã hội. Nó giúp bạn hiểu được ý tưởng của người khác và cũng như việc người khác có thể hiểu được suy nghĩ và ý tưởng của bạn hơn.
Tất nhiên bạn đã biết hàng ngàn từ, và bạn vẫn tiếp tục học thêm nữa mặc dù là bạn có dùng đến hay không. Sự thật là, rất nhiều từ vựng mà bạn biết là do tình cờ thấy chúng trong khi đọc sách, trong giao tiếp hoặc trong lúc xem ti vi. Nhưng để tăng hiệu quả, thì bạn cần có một hướng tiếp cận phù hợp và tận tâm với nó. Nếu 1 ngày bạn chỉ học 1 từ mới thì sau 3 năm bạn sẽ có hơn 1 nghìn từ mới trong vốn từ vựng của mình. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm học 10 từ 1 ngày, thì chỉ trong vòng 1 năm bạn đã bổ sung thêm được hơn 3000 từ, và có thể đã hình thành được một thói quen tự học và tự cải thiện chính mình.
4 bước cơ bản để tăng vốn từ vựng
1. Nhận biết từ ngữ
Nhiều người thấy ngạc nhiên khi họ có vốn từ vựng rất ít “mặc dù đã đọc rất nhiều”. Điều này cho thấy chỉ việc đọc thôi là không đủ để học từ mới. Ví dụ: khi đọc 1 cuốn tiểu thuyết chúng ta thường có một mong muốn nhanh chóng kết thúc câu chuyện và bỏ qua những từ không quen thuộc. Rõ ràng là khi gặp 1 từ hoàn toàn không biết , bạn sẽ phải đặc biệt chú ý tới những từ dường như quen thuộc với bạn nhưng lại không biết nghĩa chính xác của nó.
Thay vì việc tránh những từ đó, bạn cần phải nghiên cứu chúng kĩ hơn. Đầu tiên, cố gắng đoán nghĩa của từ trong văn cảnh- hay nghĩa của đoạn văn có từ đó. Thứ hai, nếu có trong tay 1 cuốn từ điển thì hãy tra nghĩa của nó ngay. Điều này có thể làm chậm quá trình đọc nhưng việc hiểu rõ nghĩa của từ hơn sẽ giúp bạn đọc nhanh hơn và hiểu nhanh hơn những đoạn tiếp theo. Hãy luyện tập từ vựng hàng ngày, bất cứ khi nào bạn đọc sách, nghe đài, xem ti vi hay nói chuyện với bạn bè.
2. Đọc
Khi đã nhận biết được từ vựng rồi thì việc đọc là bước quan trọng tiếp theo để tăng vốn từ của mình. Bởi bạn sẽ thấy hầu hết các từ đều cần học. Đó cũng là cách tốt nhất để kiểm tra lại những từ mà bạn đã học. Khi bạn gặp lại từ đó, bạn sẽ hiểu nó. Điều này chứng tỏ bạn đã biết được nghĩa của từ.
Bạn nên đọc những gì? Bất cứ cái gì gây hứng thú cho bạn-bất cứ cái gì làm bạn muốn đọc. Nếu bạn thích thể thao, bạn có t hể đọc các trang thể thao trên các báo, tạp chí như Sports Illustrated, hoặc những cuốn sách về những vận động viên yêu thích. Nếu bạn hứng thú với trang trí nội thất, hãy đọc những tạp chí như House Beautiful – hãy đọc chứ đừng chỉ nhìn tranh thôi nhé
Những người có vốn từ vựng ít thường không thích đọc chút nào cả bởi họ không hiểu nghĩa của nhiều từ. Nếu bạn cảm thấy việc đọc tẻ nhạt như vậy thì hãy thử cách khác dễ hơn. Báo thường dễ đọc hơn tạp chí. Tạp chí Reader’s Digest dễ đọc hơn The Atlantic Monthly. Sẽ chẳng có ích gì nếu bạn đọc những thứ bạn không hiểu hoặc không thấy hứng thú. Điều quan trọng là bạn đọc thứ mà bạn cảm thấy hay và đọc càng thường xuyên càng tốt. .
3. Dùng từ điển
Hầu hết mọi người đều biết cách tra nghĩa của từ bằng từ điển. Sau đây là một số điểm lưu ý
Có riêng một cuốn từ điển
Hãy để nó ở nơi mà bạn thường xuyên đọc
Khoanh tròn từ bạn tìm
Sau khi khoanh tròn, mắt bạn sẽ tự nhiên di chuyển tới những từ mà bạn vừa khoanh tròn bất cứ khi nào mở từ điển ra. Việc này sẽ giúp bạn ôn tập nhanh
Đọc tất cả các nghĩa của từ
Hãy nhớ là 1 từ có thể có nhiều hơn 1 nghĩa, và nghĩa mà bạn tìm có thể không phải là nghĩa đầu tiên xuất hiện trong từ điển. Thậm chí nếu như vậy thì nghĩa khác của từ cũng giúp bạn hiểu thêm cách sử dụng của từ đó. Và trong mỗi phần giải nghĩa của từ, sẽ có thể cho bạn biết thêm về quá trình phát triển tới nghĩa hiện tại của từ. Điều này có thể sẽ làm tăng hứng thú học từ vựng cũng như sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.
4. Học và ôn luyện thường xuyên
Khi đã biết từ rồi, việc xây dựng vốn từ vựng đơn giản là ôn luyện từ thường xuyên cho tới khi nó nằm trong trí nhớ của bạn. Tốt nhất là bạn tự đề ra 1 khoảng thời gian nhất định trong ngày để học từ mới. Trong thời gian này, bạn có thể tra từ điển nghĩa các từ mà bạn gặp và ôn lại những từ cũ trong quá trình học. Đặt mục tiêu về số lượng từ bạn sẽ học trong 1 ngày. 15 phút mỗi ngày sẽ mang lại kết quả tốt hơn là nửa tiếng một tuần hoặc tương tự thế. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có thể bỏ ra nửa tiếng một tuần thì có thể bắt đầu như vậy. Sau đó bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho nó và sẽ đi đúng hướng.
Để ôn từ hiệu quả, tất cả thông tin về từ đó nên được để cùng 1 chỗ, chẳng hạn như trong cuốn sổ ghi chép hoặc thẻ mục lục. Thẻ mục lục rất thuận tiện vì từ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái nên có thể tra cứu lại dễ dàng. Và bạn cũng có thể mang chúng theo mình và học từ vựng ở mọi nơi. Học từ một cách có phương pháp, hệ thống và ôn luyện ít nhất 2 tuần một lần.
Đừng vứt thẻ mục lục đi bởi bạn sẽ có thể cảm nhận được thành quả của mình đạt được khi thấy tập thẻ ngày càng nhiều lên và thỉnh thoảng có thể nhìn chồng thẻ cũ mà nghĩ rằng “Thực sự là trước đây tôi đã không biết nghĩa của từ này đấy!”

CHỈ DÃN HỌC THÀNH CÔNG NGOẠI NGỮ

Làm cách nào để bắt đầu học một ngoại ngữ? Những “kinh nghiệm” của người đi trước trong việc học một ngoại ngữ là gì? Liệu tôi có thể học một ngoại ngữ để giao tiếp lưu loát với người bản xứ không? Nếu bạn là người học ngoại ngữ lần đầu tiên, bạn nên biết rằng có nhiều điều ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn.
Dang Phuong (Phnombenh tháng 4/2011)
Khi bạn hiểu một nội dung nào đó hoặc bắt đầu nắm được một ngoại ngữ nào đó, bạn cảm thấy rất say mê. Tuy nhiên, những cảm giác này cũng thường được tiếp nối theo sau là cảm giác không hài lòng và thiếu can đảm để học tiếp. Trong suốt khoảng thời gian bạn cảm thấy không hài lòng, bạn không nắm vững kiến thức và khó có khả năng hiểu và giao tiếp một cách hiệu quả.

Dưới đây là một số phương pháp đã được kiểm chứng qua nghiên cứu và đã được thử nghiệm sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác không hài lòng và sẽ làm tăng khả năng thành công trong việc học ngoại ngữ của bạn.
1. Thiết lập những ước muốn thực tế:
Có cảm giác không thoải mái và e ngại trong lớp học ngoại ngữ là một điều hết sức tự nhiên. Hãy nhớ lại những cảm giác đầu tiên khi bạn ở trong những lớp học mà ngoại ngữ được dùng như những hình thức giao tiếp và hướng dẫn?

Trong một khoá học ngoại ngữ, các tình huống giao tiếp được diễn ra như thực tế nhưng những chỉ dẫn về các tình huống đó mới là trọng tâm. Hiểu theo cách này thì một khoá học ngoại ngữ khác hơn so với hầu hết tất cả các khoá học khác mà bạn đã từng tham gia. Không nắm được vấn đề và mắc lỗi trong lớp học được coi là học tập không tích cực trong những khoá học khác – nhưng đây lại là một phần rất tự nhiên trong tiến trình học ngoại ngữ. Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ không hiểu mọi thứ. Sự thật là vào thời điểm bắt đầu, bạn sẽ không hiểu được gì mấy cả. Nhớ rằng trong suốt khoảng thời gian ban đầu, tai và tâm trí của bạn đang được điều chỉnh để thích nghi với âm thanh và âm điệu của ngôn ngữ. Dù bạn không hiểu tất cả những gì đã nói, bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của bạn vì sự nhạy bén về ngoại ngữ của mình. Hãy nhớ rằng học ngoại ngữ phải thông qua thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn. Trong những khoá học có thực hành như vậy, bạn sẽ có thể mắc lỗi…và bạn sẽ học hỏi được từ chính những lỗi đó.
2. Chia thời gian học ra thành nhiều khoảng:
Nghiên cứu cho thấy học ngoại ngữ thường xuyên, trong những khoảng thời gian ngắn hiệu quả hơn khi học không thường xuyên trong những khoảng thời gian kéo dài. Hãy cố gắng học mỗi ngày, vào bất cứ khi nào có thể và một vài lần trong ngày. Nghĩa là làm một số bài tập ở nhà mỗi ngày hơn là làm tất cả những bài tập được giao ở nhà vào buổi tối trước khi nó đến hạn nộp. Thêm vào đó, bạn có thể làm cùng một lúc được nhiều việc trong lúc tâm trí ‘nhàn rỗi’. Ví dụ như bạn có thể ôn lại từ vựng trong khi ăn sáng, đọc thuộc lòng bảng chữ cái trong khi tắm, đếm những bước chân của bạn trong khi đi bộ giữa những lớp học, nêu tên những điều mà bạn có thể, nói về mục tiêu học ngoại ngữ của bạn trên đường bạn đến trường, làm những tấm thẻ cầm tay ghi từ vựng trong những chuyến đi. Trong một ngày bạn có thể dành ra một ít phút cho thời gian thực hành ngoại ngữ. Nhắc lại các nội dung đã học sẽ giúp bạn thân thuộc với các nội dung đó một cách nhanh hơn, cho đến khi nó thực sự trở thành phản xạ.
3. Học từ vựng một cách hiệu quả:
Từ vựng là một phần thiết yếu nhất trong giao tiếp. Bạn càng biết nhiều từ thì bạn càng có thể nói và hiểu tốt hơn. Cách tốt nhất để học từ vựng là thông qua việc sử dụng những tấm thẻ ghi nhớ cầm tay mà chính bạn tự tạo ra. Mua những tấm thẻ kích cỡ bỏ túi (sao cho dễ dàng mang đi mọi nơi). Hãy viết những từ vựng lên mặt trước và định nghĩa tiếng Anh của nó lên mặt sau. Như thế bạn có thể học được nhiều thông tin hơn ở mỗi từ (chẳng hạn những hình thức số nhiều của danh từ, những phần về nguyên tắc chia động từ), bạn có thể thêm những thông tin này trên những tấm thẻ. Có rất nhiều cách mà bạn có thể sử dụng những tấm thẻ cầm tay giống như một công cụ học tập. Để giúp bạn học và nhớ được các loại từ, bạn có thể sử dụng những tấm thẻ có màu sắc, hoặc sử dụng mực có màu. Khi học, sắp xếp các từ theo các nhóm nghĩa phù hợp. Sắp xếp những tấm thẻ hoặc những nhóm thẻ để bạn có thể dùng những chồng thẻ theo trật tự khác nhau. Những tấm thẻ học từ vựng nhanh như vậy rất có lợi. Hãy tận dụng ưu điểm đó.
4. Thực hành từ vựng một cách chủ động:
Bất cứ khi nào có thể, hãy tập giao tiếp bằng ngoại ngữ hơn là chỉ học thuộc lòng nó. Đọc những từ vựng vang to ra ngoài, đọc rành mạch những đoạn văn nhỏ trong một bài văn, thực hiện những hoạt động phát âm bằng miệng, không phải đọc thầm. Viết ra những câu trả lời cho những hoạt động đó hơn là lướt qua các từ đó trong đầu bạn. Đọc lớn toàn bộ các câu trong một hoạt động hơn là chỉ đọc phần điền vào câu trả lời. Chuyển những từ vựng từ tâm trí bạn sang miệng bạn là một kỹ năng đòi hỏi một sự nỗ lực to lớn trong việc thực hành.
5. Làm bài tập về nhà một cách chu đáo:
Trong những khoá học về đàm thoại, nội dung của khoá học không tập trung nhiều vào ngữ pháp. Nên làm bài tập ở nhà cung cấp cho bạn cơ hội vàng để thực hành ngữ pháp một cách thận trọng. Khi thực hành các bài tập ở nhà, bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian. Hãy tham khảo những từ vựng và nguyên tắc ngữ pháp mà bạn không biết. Hãy tham khảo những nguồn tài liệu sẵn có khác đối với bạn. Hãy đọc những phản hồi, những chỉ dẫn cho bài tập ở nhà và đọc những câu hỏi một cách rõ ràng nếu cần thiết. Tận dụng tối đa lợi ích việc làm bài tập ở nhà của bạn đối với việc học ngoại ngữ của bạn.
6. Hình thành những nhóm học tập:
Gặp gỡ các bạn học cùng lớp một cách thường xuyên để cùng nhau thực hiện các công việc được giao ở nhà, để học từ vựng, chuẩn bị bài kiểm tra, hay thực hành nói ngoại ngữ. Khi học ngoại ngữ, mọi người đều có những điểm mạnh, yếu riêng của mình. Việc học cùng với những người khác giúp giảm những lỗ hổng kiến thức và mang đến cho bạn những cơ hội để thảo luận một cách tích cực về những nội dung và tài liệu trong lớp học, do đó, những cơ hội như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ được các từ vựng. Bạn sẽ học được những kiến thức và khả năng của các bạn cùng lớp cũng như họ cũng sẽ học được từ bạn.
7. Xác định phong cách học tập của bạn:
Mỗi người phải có phong cách học tập của riêng mình và mỗi người học với một tốc độ khác nhau. Đừng mất tinh thần nếu như trong lớp có một ai đó tiến bộ một cách nhanh chóng hơn cả bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn đã có một sở trường riêng về ngữ pháp nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói. Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng bạn hiểu hoàn toàn mọi thứ trong lớp học nhưng khi đến phần bài tập được giao ở nhà thì bạn lại cảm thấy khó khăn. Cố gắng để nhận ra những điểm mạnh của chính bạn, để từ đó có thể giúp cho bạn trong tiến trình học tập. Tại thời điểm thời gian như nhau, hãy cố gắng để nhận ra những rào cản trong việc học tập của bạn và tạo ra nỗ lực để vượt qua những điều đó. Chẳng hạn như, nếu bạn luôn có xu hướng im lặng trong các lớp học và thường thu mình trong những lúc thực hành, hãy ngồi ở hàng ghế đầu, chính giữa lớp học.
8. Tối đa hoá khả năng ngôn ngữ của bạn:
Nếu như mục tiêu cơ bản của bạn là thành thạo ngoại ngữ, hãy sử dụng ngoại ngữ đó để giao tiếp càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bắt đầu việc giao tiếp đơn giản với các bạn học. Bạn có thể tham gia vào giờ đàm thoại tuỳ theo hình thức nào phù hợp. Thuê một bộ phim dùng ngoại ngữ mà bạn đang nhắm tới hoặc nghe trực tuyến một băng video hay âm thanh chuẩn xác. Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ không hiểu được tất cả mọi thứ và bạn có thể không hiểu được nhiều thứ ở ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này sẽ làm cho bạn trở nên quen thuộc một cách nhanh chóng với các âm thanh, âm điệu và ngữ điệu của ngôn ngữ. Tăng khả năng của bạn và thực hành một cách tích cực sẽ giúp cho bạn phát triển những kỹ năng một cách nhanh chóng hơn.
9. Sử dụng thời gian có mục tiêu:
Sử dụng thời gian bạn có trên lớp mỗi tuần để thực hành những kỹ năng ngoại ngữ của bạn. Nếu như bạn kết thúc một hoạt động với bạn cùng lớp sớm, sử dụng thời gian còn lại để cố gắng tích luỹ thêm kiến thức bằng chủ đề có liên quan hoặc làm những bài tập viết ở nhà hoặc học từ vựng định kỳ hàng tuần. Cố gắng làm những bài viết ở nhà hàng tuần hay tìm hiểu một số địa điểm văn hoá bằng ngoại ngữ. Hãy sử dụng thời gian một cách hiệu quả cho việc học ngoại ngữ của bạn.
10. Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn:
Hãy nhận trách nhiệm đối với việc học tập của bạn. Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn về bất cứ vấn đề gì có liên quan đến việc học của bạn hay những khó khăn cụ thể mà bạn đang gặp phải liên quan đến tài liệu học tập. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn thấy cần.

QUY TẮC VIẾT HOA TRONG TIẾNG ANH

1. Viết hoa chữ cái đầu câu
Ví dụ:
- There is something wrong with this cheese. (Hình như miếng bơ này bị hỏng rồi).
2. Viết hoa đại từ nhân xưng “I”
Ví dụ:
- If I see her, I will give her your message.
(Nếu tôi gặp cô ấy, tôi sẽ chuyển cho cô ấy lời nhắn của bạn).
3. Viết hoa danh từ riêng
Ví dụ:
- I visited California on my vacation. (Kì nghỉ này tôi sẽ đi nghỉ tại California).
- She gave Peter a present on his birthday. (Cô ấy tặng Peter một món quà nhân dịp sinh nhật anh ấy)
Có khá nhiều nguyên tắc liên quan đến danh từ riêng. Nói chung thì danh từ riêng thường là danh từ chỉ người, địa danh, vật, vật nuôi, tổ chức….và danh từ riêng luôn luôn phải viết hoa. Dưới đây là một số nguyên tắc cụ thể:
a) Viết hoa những từ “North, South, East, West” khi nó là một phần trong tên bang, tên nước, v.v nhưng không viết hoa khi là các từ chỉ phương hướng:
Ví dụ :
- We are planning a vacation in South Africa. (Chúng tôi định đi nghỉ tại Nam Phi).
- My friend lives in South Carolina. (Bạn tôi sống ở South Carolina).
- She lives in southern Europe. (Cô ấy sống ở phía nam Châu Âu).
b) Viết hoa tên tổ chức, hội, nhóm:
Ví dụ :
- The Neighborhood Players are presenting a musical next week.
(Nhóm nhạc Neighborhood Players sẽ có buổi biểu diễn vào tuần tới).
- Vietnam tried its best to become a member of the World Trade Organization.
(Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới).
c) Viết hoa tên thương hiệu:
Ví dụ:
- My niece loves Bossy clothes. (Cô cháu gái tôi rất thích quần áo của hãng Bossy).
d) Viết hoa tên một giai đoạn lịch sử:
Ví dụ:
- The Dot Com Era lasted far shorter than many people expected.
(Kỷ nguyên Chấm Com tồn tại ngắn hơn người ta tưởng).
e) Viết hoa tên sự kiện:
Ví dụ:
- I went to the Tomato Growers Conference in Salinas last weekend.
(Cuối tuần trước tôi đã tham dự Hội thảo Những Người Trồng Cà chua).
f) Viết hoa những chữ viết tắt của một tên cụ thể:
Ví dụ:
- According to the research of WB, Vietnam’s growth rate continues increasing.
(Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng).
g) Viết hoa danh từ chung đại diện cho cả một nhóm, một tầng lớp:
Ví dụ:
- Karl Marx said the power of Communist Party is the Worker. (Karl Marx cho rằng sức mạnh của Đảng Cộng sản là giai cấp Công nhân).
h) Viết hoa tên các vị thần, bao gồm thánh Allah, Vishnu, God, v.v. Nhưng từ “god” không viết hoa nếu nó được sử dụng để chỉ tư tưởng sùng bái nói chung hay để chỉ nhiều vị thánh:
Ví dụ:
- Wotan is one of the gods in Wagner’s Ring Cycle.
(Wotan la một vị thánh trong Wagner’s Ring Cycle).
- I prayed that God would bring the happiness for me.
(Tôi cầu Chúa sẽ mang hạnh phúc đến cho tôi).
4. Viết hoa tên thứ, tháng, kì nghỉ, không viết hoa tên mùa
Ví dụ:
- She flew to Dallas in September. (Cô ấy đã bay đến Dallas vào tháng Chín).
- Do you have any time on Monday? (Bạn có rảnh vào thứ Hai không?)
- I love skiing in winter. (Tôi thích đi trượt tuyết vào mùa đông).
5. Viết hoa tên nước, ngôn ngữ, quốc tịch
Ví dụ:
- I have lived in Italy for 10 years. (Tôi đã sống ở Ý được 10 năm rồi).
- Have you ever had any really expensive French wine?
(Bạn đã bao giờ có một chai rượu Pháp đắt tiền chưa?)
- Do you speak Russian? (Bạn có nói được tiếng Nga không?)
6. Viết hoa tên các mối quan hệ trong gia đình
Ví dụ:
- Have you given Mom her present yet? (Anh đã tặng Mẹ quà chưa?)
7. Viết hoa chức danh khi nó đứng trước tên riêng
Ví dụ:
- Have you spoken to Vice President Smithers yet?
(Anh đã nói chuyện với ngài Phó chủ tich Smithers chưa?)
- Peter Smith was elected mayor in 1995.
(Ông Peter Smith được bầu làm thị trưởng vào năm 1995).
8. Viết hoa lời chào đầu thư và cuối thư:
Ví dụ:
- Dear Mr. Smith, (Kính gửi ngài Smith).
- Best regards, (Kính thư).
9. Viết hoa từ đầu tiên khi bạn trích dẫn, ngay cả khi nó ở giữa câu
Ví dụ:
- The last time I talked to Peter he said, “Study hard and get to bed early!”
(Lần cuối cùng tôi nói chuyện với Peter, anh ấy khuyên, “ Hãy học hành chăm chỉ và đi ngủ sớm).
10. Viết hoa danh từ, đại từ, động từ, tính từ và trạng từ trong tiêu đề
Ví dụ:
- How to Win Friends and Influence your Neighbors.
(Làm thế nào để nổi trội hơn bạn bè và gây tầm ảnh hưởng tới những người hàng xóm).
11. Viết hoa từ đầu tiên của mỗi dòng thơ
Ví dụ:
Roses are red. (Hoa hồng màu đỏ)
Violets are blue. (Vi-ô-lét màu trời)
I think I said. (Tôi nghĩ tôi đã nói)
He’s in love with you! (Anh ấy yêu em!)