Challenges are what make life interesting;Overcoming them is what make life meaningful.

"Challenges are what make life interesting;Overcoming them is what make life meaningful"

2/1/10

KIẾN THỨC PHIÊN DỊCH

Phiên dịch cabin hay phiên dịch đồng thời (simultaneous interpretation) là khả năng nghe một thông điệp bằng một ngôn ngữ trong khi giải thích những từ đó sang ngôn ngữ khác, tất cả cùng lúc. Sở dĩ gọi là phiên dịch cabin là vì người dịch đeo headphone, ngồi trong cabin – tiếng Anh còn gọi là booth - để nghe diễn giả đang nói và sử dụng micro để dịch nội dung mình nghe được CÙNG LÚC với diễn giả đó. Cách dịch này đảm bảo tốc độ buổi làm việc, có nghĩa là cuộc họp, hay hội thảo, sẽ diễn ra với tốc độ đúng của nó, và người xem sẽ thấy một việc rất thú vị diễn ra: người tham dự nghe diễn giả nói bằng tiếng Anh, đặt câu hỏi với diễn giả bằng tiếng Việt, mà không thấy phiên dịch viên xuất hiện. Làm sao có  thể thực hiện được công việc khó khăn này?
Dịch “cabin” được coi là khó nhất trong các loại hình phiên dịch vì người dịch phải nói song song với diễn giả, người ta nói đến đâu thì phiên dịch viên cũng phải dịch đến đó. “Não luôn phải chia làm hai phần, một phần tiếng Anh một phần tiếng Việt”.

Dịch Anh Việt

Dịch Anh Việt

Dịch Anh – Việt là hoạt động chuyển đổi cách diễn đạt giữa hai ngôn ngữ Anh, Việt. Vì vậy cả tiếng Anhtiếng Việt đều quan trọng như nhau. Nếu tiếng Anh kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng hiểu nguyên bản (trong dịch Anh sang Việt) và khả năng diễn đạt (trong dịch Việt sang Anh). Nếu kỹ năng diễn đạt  tiếng Việt không tốt sẽ làm giảm chất lượng bản dịch.
Trong việc dịch với tiếng Anh là ngôn ngữ nguồn hay ngôn ngữ đích, bạn cần có trình độ tiếng Anh cao và kiến thức sâu rộng. Để hiểu thấu đáo một văn bản tiếng Anh, ta cũng cần dùng từ điển, thông qua phán đoán dựa trên logic của mạch văn (context), nhờ vậy mà hạn chế được việc hiểu sai.
Dịch Anh-Việt cũng tuân thủ những phương pháp dịch như dịch Việt-Anh như dịch ý, dịch trực tiếp, dịch đối chiếu hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
Công việc dịch thuật đòi hỏi ở người dịch nhiều kỹ năng. Trước hết, đó là trình độ ngôn ngữ (cả ngôn ngữ nguồn – tiếng Anh và ngôn ngữ đích – tiếng Việt) phải cao. Ngoài ra, người dịch còn phải có vốn sống phong phú, kiên thức sâu rộng. Và một điều nữa, cũng như mọi ngành nghề khác, người dịch phải có thái độ cầu thị, không ngừng học hỏi để trau dồi, nâng cao trình độ của mình; làm việc nghiêm túc cẩn trọng, chỉ một thoáng bất cẩn là có thể xảy ra sai sót.

Dịch Việt Anh

Dịch Việt Anh
Phiên dịch và biên dịch Việt –Anh đều là quá trình từ nắm bắt ý tưởng đó bằng tiếng Anh và diễn đạt ý tưởng đó bằng một ngôn ngữ khác. Lấy dịch viết làm ví dụ, khi dịch một bài văn, trước hết người dịch phải hiểu được văn bản gốc (tiếng Việt), sau đó mới dịch sang ngôn ngữ đích (tiếng Anh). Như vậy, rõ ràng khả năng hiểu ngôn ngữ nguồn là tiền đề, là cơ sở để diễn đạt lại bằng ngôn ngữ đích.
Trong quá trình dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, hiểu và diễn đạt (diễn) hai ngôn ngữ đồng thời là hai quá trình tương hỗ. Hiểu chính xác văn bản gốc bằng tiếng Việt để sử dụng cấu trúc phù hợp trong ngôn ngữ đích (tiếng Anh) là một việc không dễ dàng chút nào.
Phương pháp dịch Việt-Anh

Dịch thuật

   Dịch thuật là một từ mang ý nghĩa rất rộng, và thường bao gồm các loại   hình dịch viết (biên dịch) và dịch nói (phiên dịch), cùng hàng loạt trường hợp và phương pháp dịch khác.




translatorTrong quá trình giao tiếp thì đây là một phương tiện giao tiếp khá đặc biệt, và không phải ai cũng có khả năng làm cầu nối giữa hai ngôn ngữ (có khi còn nhiều hơn).




Nếu chọn dịch thuật là nghề nghiệp, thì dịch thuật chính là mục đích. Còn nếu xem dịch thuật là một công cụ, thì dịch thuật sẽ là một phương tiện mà qua đó người sử dụng sẽ đạt được mục tiêu thông tin.

KIỂM TRA TỐ CHẤT LÀM PHIÊN DỊCH VIÊN


Kiểm tra tố chất làm phiên dịch
  
Liên minh Châu Âu hiện nay là một khối thống nhất với 27 thành viên và 23 ngôn ngữ chính thống được sử dụng tại các hội nghị, hội thảo quan trọng (có sự tham gia của lãnh đạo cao nhất từ các quốc gia thành viên). Có nhiều lý do Khối này luôn duy trì việc sử dụng nhiều ngôn ngữ cùng một lúc như: (i) diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ (mother tongue) bao giờ cũng dễ dàng hơn so với việc phải diễn đạt bằng ngôn ngữ thứ hai (second language) hoặc ngoại ngữ (foreign language), và (ii) việc sử dụng các ngôn ngữ khác nhau giúp các thành viên trong khối luôn duy trì được bản sắc của quốc gia mình, và nhiều lý do khác nữa.
NGHỀ PHIÊN DỊCH VỚI NHỮNG GIAN NAN CHƯA NÓI HẾT
Phiên dịch là một nghề khó, phiên dịch cho các nguyên thủ còn khó bội phần.
Nghề phiên dịch với những gian nan chưa nói hết

Không phải là... micro
Phiên dịch cho các nhà lãnh đạo Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay không ai không là quan chức ngoại giao. Họ thường công tác tại Vụ Phiên dịch, Bộ Ngoại giao. Một số người chuyên dịch viết, một số chuyên dịch nói. Có khoảng 20 người chuyên dịch nói, riêng tiếng Anh có 6 người. Phần lớn phiên dịch viên đều được học hành chu đáo về ngôn ngữ, qua huấn luyện nghiêm khắc tại các lớp đào tạo phiên dịch viên của Liên hợp quốc.  Với tư cách là phiên dịch cho nguyên thủ quốc gia, không những họ có vốn ngôn ngữ sâu rộng mà còn có tri thức uyên bác. Trước mỗi lần hội đàm, phiên dịch viên phải vùi đầu chuẩn bị, sau khi gặp gỡ xong lại phải kịp thời chỉnh lý nội dung mà hai bên trao đổi. Bởi thế, việc làm thêm giờ đối với họ là chuyện bình thường. Nói chung phiên dịch viên Mỹ thường đứng sau người lãnh đạo, nhưng phiên dịch viên của Tổng thống Nga có thể đứng ngang vai với người lãnh đạo, tức là ngay trong những cuộc gặp gỡ chính thức, họ có thể đứng ngang hàng với Tổng thống. Có thể thấy vai trò của người phiên dịch Nga không phải là tầm thường, không chỉ là cái “micro”.

Tính chuyên nghiệp trong nghề dịch thuật


1. Nhu cầu dịch thuật

Tính chuyên nghiệp trong nghề dịch thuật

Việt Nam ngày càng phát triển, đất nước ngày càng đổi mới, quan hệ quốc tế mở rộng không ngừng. Nhu cầu về ngoại ngữ gia tăng và một điều đáng mừng là số người thông thạo ngoại ngữ đã tăng lên đáng kể nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ, trong nước cũng như du học nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm đi vai trò của công tác dịch thuật. Ngược lại, số lượng văn bản, tài liệu, tin tức, v.v. cần chuyển dịch ngày một nhiều. Các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí cần chuyển dịch thông tin từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để truyền tải tới quảng đại công chúng. Các hợp đồng, văn kiện dự án, dữ liệu cần được dịch trong các giao dịch hành chính, thương mại, hợp tác quốc tế, v.v. cũng tăng mạnh.